Tóm tắt: Năng lượng sạch không tạo ra hoặc phát thải thấp chất thải độc hại, ảnh hưởng môi trường xung quanh trong quá trình sản sinh công. Phát triển năng lượng sạch là sự gia tăng sản xuất và tiêu dùng năng lượng trên cơ sở khai thác sử dụng các nguồn năng lượng sạch trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, thể hiện sự gia tăng tuyệt đối sản lượng cũng như tỷ lệ năng lượng sạch trong cơ cấu năng lượng quốc gia nhằm thực hiện cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở Việt Nam được xác định là lĩnh vực ưu tiên phát triển. Thời gian qua, năng lượng sạch ở Việt Nam có sự phát triển và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Bài viết trình bày thực trạng phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gắn với định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia..
Từ khóa: Năng lượng sạch; Quốc gia; Phát triển.
Tài liệu tham khảo:
- Ban Kinh tế Trung ương (2019), Đề án về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Đình Dũng (2022), Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam: Thấy gì từ chặng đường dài quá khứ, Cơ quan ngôn luận Bộ Công Thương.
- Đỗ Thị Bích Thủy (2022), Phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: Khó khăn, vướng mắc, cần tháo dỡ, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương
- Harshit Chatur, “Why 100% renewables isn’t feasible by 2050”, ngày 15/8/2019, https:// utilitydive.com/news/why-100-renewables- isnt-feasible-by-2050/560918/ , truy cập ngày 01/11/2022).
- Lê Xuân Thành (2019), Phát triển năng lượng quốc gia trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đặc san Kinh tế – Xã hội Thủ đô, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội.
- Nguyễn Hường (2022), Công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2021, Bộ Công Thương.