Tóm tắt: Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), sự suy thoái của môi trường sống không chỉ tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người dân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của quốc gia, khu vực và thế giới. Nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến BĐKH, Liên hợp quốc đã tổ chức nhiều hội nghị về BĐKH để tìm ra các phương án hiệu quả và thiết thực nhất. Theo đó, định giá các-bon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Định giá các-bon bao gồm: thuế các-bon; thị trường các-bon; cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon. Thị trường các-bon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần đạt mục tiêu mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam.
Từ khóa: Thị trường các-bon, biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, CO2, Việt Nam
Tài liệu tham khảo
- Báo cáo Tình trạng và xu hướng định giá các-bon 2021 – Ngân hàng Thế giới, 2021.
- Báo cáo tổng quan về thị trường các-bon nội địa của một số quốc gia Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc – Đối tác Hành động carbon Quốc tế (ICAP), 2022.
- Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 – Thủ tướng Chính phủ, 2022.
- Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) – Liên hợp quốc, 1992.
- Đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật năm 2022 của Việt Nam – Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 – Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2020.