Tóm tắt: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dù Việt Nam đã bước đầu xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho phát triển kinh tế số thông qua các chương trình, đề án phát triển kinh tế số, nhưng chính sách cụ thể để thu hút nguồn lực cho phát triển kinh tế số vẫn còn hạn chế. Trụ cột quan trọng của kinh tế số là nguồn nhân lực còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số. Phát triển công nghệ số, hạ tầng số còn hạn chế về thể chế và nguồn lực tài chính. Lĩnh vực tài chính là ngành dịch vụ trọng yếu trong phát triển kinh tế số cũng gặp nhiều rào cản về vốn, về thể chế. Muốn phát triển hạ tầng số cần có nguồn lực tài chính, nhưng trong bối cảnh do tác động của đại dịch Covid lần thứ tư là một thách thức trong tạo nguồn tài chính cho phát triển kinh tế số. Bài nghiên cứu nêu lên các mục tiêu phát triển kinh tế số của Việt Nam với những trụ cột của kinh tế số (1) nhân lực số; (2) công nghệ số, hạ tầng số; (3) thể chế số; và (4) kinh tế số trong lĩnh vực tài chính (công nghệ tài chính-Fintech). Trên cơ sở phân tích các hạn chế, thách thức theo một số trụ cột của kinh tế số, nghiên cứu đã đề xuất định hướng các giải pháp chính sách tạo nguồn lực (nhân lực, tài chính và thể chế) nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Từ khóa: Kinh tế số, nhân lực số, công nghệ số, hạ tầng số, thể chế, Fintech
Tài liệu tham khảo:
Bechichi, N. et al. (2018), “Moving between jobs: An analysis of occupation distances and skill needs”, OECD Science, Technology and Industry Policy Papers, No. 52, OECD Publishing, Paris.
David J. Deming, 2017. “The Growing Importance of Social Skills in the Labor Market*,” The Quarterly Journal of Economics, vol 132(4), pages 1593-1640.
Dan Andrews & Giuseppe Nicoletti & Christina Timiliotis, 2018. “Digital technology diffusion: A matter of capabilities, incentives or both?,” OECD Economics Department Working Papers 1476, OECD Publishing
Frey, C. B., Berger, T. and Chen, C. (2017). “Automation Anxiety: Evidence from the 2016 U.S. Presidential Election”, forthcoming
Grundke, R. et al. (2018), “Which skills for the digital era?: Returns to skills analysis”, OECD Science, Technology and Industry Working Papers, 2018/09, OECD Publishing, Paris. http://dx.doi.org/10.1787/9a9479b5-en.
Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM), (2022). Báo cáo Làn sóng thứ 2 của Thương mại điện tử.
Hoàng Công Gia Khánh và cộng sự (2021). Ngân hàng số: từ đổi mới đến cách mạng. Tái bản lần thứ 2. Nhà xuất bản ĐHQG HCM
Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hùng Sơn và các tác giả (2021). Phát triển kinh tế số ở Việt Nam: một số phân tích chính yếu. NXB ĐHQG-HCM.
Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, 03/06/2020.