Tóm tắt: Văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng luôn luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội ngày nay. Luật Di sản văn hóa xác định, di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch, cũng như trong cuộc sống của con người. Với truyền thống nghề trồng lúa nước, gắn bó với tự nhiên và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên đã làm cho người Việt cổ có tín ngưỡng đa thần: mây – mưa – sấm – chớp – trời – đất – nước… Chính tín ngưỡng đa thần thuần Việt cùng các tín ngưỡng tôn giáo đã làm nên sự linh thiêng đặc sắc trong các di sản văn hóa Việt Nam. Vì vậy, những di sản văn hóa bản thân nội tại đã có tính thiêng; đồng thời, do tính linh hoạt và dung hợp của người Việt đã tạo cho di sản văn hóa tính linh thiêng.
Từ khóa: Tính Thiêng, di sản văn hóa, văn hóa Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
• Trần Thúy Anh (chủ biên) (2011), Du lịch văn hóa, Nxb Giáo dục Việt Nam
• Hoàng Văn Thành (2014), Văn hóa du lịch, Nxb Chính trị quốc gia
• Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục
• Triệu Thế Việt (2013), Ngôi chùa Việt – một di sản văn hóa (vùng châu thổ Bắc Bộ) http://dch.gov.vn/ pages/publications/preview.aspx?id=88
• Trần Quốc Vượng (2014), Trong cõi, Nxb Hội nhà văn
• http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chinh-phu-yeucau-loai-bo-le-hoi-mang-tinh-hu-tuc-3152396.html